Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Nước muối là dung dịch dễ pha, rẻ tiền nhưng cực hiệu quả trong việc phòng & trị các bệnh răng miệng, trị bệnh viêm họng hạt, chắc răng, khỏe nướu, ngừa sâu răng.

Tác dụng của nước muối với răng miệng

Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bên cạnh việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối, bạn cũng có thể dùng nước muối loãng (nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm tho.

Nước muối trị chảy máu chân răng, giúp răng chắc khỏe hơn

Sáng và tối dùng bột muối đánh răng sẽ giúp chân răng bớt chảy máu và chắc khỏe hơn.

Trị viêm họng hạt

  • Viêm họng hạt mãn tính xảy đến với nhiều người hiện nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh như hiện nay càng tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh có cơ hội “nổi dậy” tạo thành một đợt viêm. Người bệnh thường có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Kiểm tra vùng họng dễ nhận thấy xung quanh họng bị đỏ và có những hạt trắng.
  •  
  • Do bệnh cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị triệt để nên các bác sĩ khuyến cáo người bệnh sử dụng nước muối loảng để vệ sinh hàng ngày để giảm bớt triệu chứng đau họng.

Pha nước muối súc miệng thế nào cho đúng?

Nước muối dùng để súc họng là nước muối loãng. Bạn cần chuẩn bị muối sạch và nước ấm. Vị và nhiệt độ sau khi pha nước muối phải đảm bảo có độ mặn và độ ấm nóng phù hợp với bạn. Nên pha nước muối mặn đựng vào chai để dùng dần. Khi sử dụng thì cho thêm nước nóng vào để đảm bảo nhiệt độ ấm cần thiết. Súc miệng nước muối ấm có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn, giảm đau họng, diệt khuẩn, tiêu đờm.
  • Súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây.
 
suc-mieng-bang-nuoc-muoi
 
  • Tiếp đến là bước súc họng: bạn ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau tới mức tối đa. Lấy nước muối đã pha đổ vào miệng xúc. Khi Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
  • Người bệnh cần ghi nhớ việc súc họng nên được thực hiện trước và sau khi đi ngủ. Thực hiện nhiều lần trong ngày. Trường hợp viêm họng hạt cấp tính thì sức miệng nước muối 2 giờ/lần để bệnh mau khỏi. Còn đối với trường hợp bị mãn tính thì cứ  3 giờ súc họng một lần.
  • Với những người bị viêm họng hạt cấp tính, việc sử dụng nước muối loãng sức họng kết hợp với uống thuốc kháng sinh sẽ cho kết quả trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, với những người bị viêm họng hạt mạn thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh vì không có tác dụng. Người bệnh cần thực hiện súc họng bằng nước muối thường xuyên kết hợp với các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa để giảm tối đa các triệu chứng của bệnh.

Nhớ súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối

  • Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc  mới có hiệu quả.
  • Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.

Lưu ý khi dùng nước muối súc miệng

  • Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
  • Để có nước muối sinh lý đạt chuẩn, bạn có thể mua ở bất kỳ các hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Nếu muốn dùng nước muối tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 %.

9 thực phẩm con càng ăn càng thông minh

Trứng, cá, quả táo… là những loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ cực hiệu quả
Trứng, cá, quả táo… là những loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ cực hiệu quả
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ngoài tính di truyền (vốn có tỷ lệ không cao), sự phát triển trí não của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn dưỡng chất từ thực phẩm mà cơ thể được cung cấp. Dưới đây là 9 loại thực phẩm đã được chứng minh rất tốt cho sự phát triển não bộ mà các mẹ nên bổ sung cho con trước thềm năm học mới.
1. Trứng
Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất như choline, Omega-3, kẽm, lutein, trong đó quan trọng nhất là axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Do đó, ăn trứng không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn giúp con cải thiện độ tập trung.
Các mẹ có thể cho con ăn bánh mỳ kẹp trứng ốp lát vào mỗi buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Chế độ ăn kết hợp protein – carbohydrate này có thể giúp con đủ no đến bữa ăn tiếp theo mà không cần dùng đến đường hay các loại thức ăn nhanh
2. Cá
Chất béo tự nhiên trong cá được coi là nguồn cung cấp vitamin D và Omega-3 tuyệt vời. Những chất này chính là vũ khí giúp con chống lại tình trạng kém tập trung và suy giảm nhận thức. Các loại cá mẹ nên cho con ăn gồm có cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và các loại cá tương tự.
Mỗi tuần mẹ nên cho con ăn ít nhất 2 bữa cá, có thể là cá nướng bỏ lò hoặc luộc. Khi chế biến, các mẹ nên lưu ý vì những lợi ích sức khỏe mà cá mang lại có thể sẽ mất đi nếu cá được rán quá kỹ. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho con bằng cách cho con uống dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định rằng hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá vẫn tốt hơn từ việc uống các viên dầu cá bổ sung.
3. Thịt “sạch”
Thịt là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển cả về thể chất và trí não của con. Tuy nhiên, thịt động vật được nuôi bằng chất kích thích chính là một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng“sương mù não”, một triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như trí nhớ của con. Do đó, khi mua thịt, các mẹ nên chọn mua ở những quán quen, tránh mua những loại thịt có chất bảo quản, chất tạo màu và các thành phần có hại khác.
4. Các loại rau củ có màu sáng đậm
Rau củ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxi hóa, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ não bộ khỏi những gốc tự do, vốn là kẻ thù của não bộ. Do đó, đây là loại thực phẩm cần thiết mẹ nên cho con ăn hàng ngày.
Khi mua, các mẹ nên chọn những loại thực phẩm có màu sáng đậm như các màu xanh, đỏ, cam, bởi đó là những loại rau củ có nhiều dưỡng chất nhất. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, giá đỗ, khoai lang, cà rốt... là những loại rau rau củ các mẹ nên cho con ăn thường xuyên. 9 thuc pham con cang an cang thong minh - 2
Khi mua rau củ, các mẹ nên chọn những loại có màu sáng đậm (Ảnh minh họa)
5. Các loại hạt
Chứa rất nhiều protein, axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại hạt như lạc, hướng dương, bí ngô, vừng, hạnh nhân...không chỉ giúp “bôi trơn” các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn mà còn có tác dụng làm dịu não bộ của con bởi những loại hạt này chứa Tryptophan, chất có tác dụng tạo sự thoải mái và thư giãn cho cả cơ thể. Đối với những loại hạt này, các mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, trộn với salad hoặc làm lạc vừng.
6. Bột yến mạch
Bột yến mạch là loại thực phẩm giàu glucose, nguồn năng lượng chính của não bộ. Nguồn glucose có trong bột yến mạch thường được cơ thể bẻ gãy rất chậm, do đó nguồn năng lượng cung cấp cho não được duy trì lâu.
Thêm vào đó, protein và chất xơ có trong bột yến mạch còn giúp lưu thông các mạch máu não, giúp não hoạt động tốt hơn. Do đó, để chuẩn bị tốt cho năm học mới, các mẹ nên sớm bổ sung bột yến mạch vào chế độ ăn của con.
7. Quả việt quất, bơ, táo, mận
Việt quất (blueberry) và bơ là hai loại quả được các nhà khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng và bệnh tăng huyết áp. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Đối với trái việt quất, các mẹ có thể cho con ăn tươi, để lạnh hoặc sấy khô. Còn đối với trái bơ, bởi loại quả này chứa lượng calo khá cao nên các mẹ chỉ nên cho con ăn ¼ - ½ quả mỗi ngày. Với loại quả này, có lẽ xay sinh tố là cách chế biến dễ dàng và tiện lợi nhất.
Ngoài ra, táo hoặc mận là những loại hoa quả có nhiều chất chống oxi hóa mà mẹ có thể bổ sung cho con. Tuy nhiên, đối với những loại quả này, dưỡng chất thường nằm ở vỏ, do đó các mẹ không nên gọt vỏ mà nên chọn những cửa hàng bán hoa quả có uy tín và rửa sạch trước khi cho con ăn.
8. Sô-cô-lađen
Thành phần có trong sô-cô-la đen tác dụng tích cực lên não bộ có thể kể đến như chất chống oxi hóa, chất kích thích (caffeine) giúp tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin, một chất giúp giải tỏa căng thẳng. 2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày là lượng phù hợp các mẹ có thể cung cấp cho con.
2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày sẽ giúp con tỉnh táo và giải tỏa căng thẳng (Ảnh minh họa)
9. Nước
Tất cả tế bào trong cơ thể đều cần đến nước để phát triển và tế bào não cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, khoảng ¾ thể tích não là nước. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi kiểm tra về sức mạnh của não bộ, những trẻ được cung cấp đầy đủ nước đạt kết quả cao hơn những trẻ bị thiếu nước.
Lượng nước trẻ uống mỗi ngày (ml) được tính = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10 đơn vị). Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống 500ml sữa/ ngày, lượng nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml. Nói chung trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống gần bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi, các con sẽ bước vào năm học mới. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây các mẹ sẽ giúp con có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt dinh dưỡng trước thềm năm học mới. Chúc các con một năm học đạt được thật nhiều điểm 10.

Top 5 món ăn giúp bé tăng cân nhanh, thoát suy dinh dưỡng thấp còi

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi
Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Bỏ túi ngay những món ăn giúp bé tăng cân nhanh là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng nên làm.

Dưới đây là danh sách một số món ăn giúp bé tăng cân nhanh mẹ có thể áp dụng:

1. Cháo tim heo

Tim heo là món ăn giàu dinh dưỡng chứa nhiều đạm, chất béo, sắt và đặc biệt là lượng cholesterol vừa phải, giúp bé cải thiện cân nặng hiệu quả.

 
image1

Nguyên liệu: 50gr tim heo, 30gr gạo nếp, 30gr đậu xanh, muối, bột nêm.

Chế biến: 
• Tim heo rửa sạch, thái lát mỏng ướp gia vị vừa ăn rồi xào chín.
• Cho đậu xanh (đã đãi vỏ) và gạo vào nồi nấu, khi cháo chín cho phần tim heo vào nồi đảo đều, nêm nếm vừa ăn, đợi đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp.

2. Canh rau ngót thịt bằm

Rau ngót giàu đạm, beta carotene, muối khoáng, canxi. Đặc biệt, Vitamin C và Vitamin nhóm B có trong rau ngót giúp bé tăng cường sức đề kháng và chuyển hóa đạm cần thiết để phát triển1

Nguyên liệu: 250gr rau ngót, 100gr thịt nạc xay, 1 củ hành khô, muối và bột nêm.

Chế biến:
• Để chế biến món ăn giúp bé tăng cân nhanh này, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị rau ngót: tuốt lấy lá, rửa sạch rồi vò nát.
• Băm nhuyễn hành khô, phi thơm rồi cho rau ngót vào, đảo đều cùng gia vị.

• Đổ nước vào nồi rau đang xào, chờ sôi thì cho phần thịt đã chuẩn bị vào. Đợi đến khi thịt chín tắt bếp. Vậy là mẹ đã có một món ăn vừa ngon vừa nhanh mà vẫn đảm cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé. 
Bài viết hay từ Pediasure Việt Nam : https://pediasure.com.vn/thong-tin-khoa-hoc/tre-bieng-an-phai-lam-sao-cau-hoi-dau-dau-cua-cac-ba-me

3. Cá lóc hấp

Thịt cá lóc rất dễ hấp thu, rất thích hợp cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi. Có khoảng 18,2% đạm, 2,7% lipid, canxi 90mg%, sắt 2,2mg%, photpho 240mg%, trong 100gr loại cá này2 .

Nguyên liệu: 1 con cá lóc nhỏ, 2 tép tỏi, muối, bột nêm.

Chế biến: 
• Làm sạch cá, khía trên mình cá 3 đến 4 đường cho dễ thấm gia vị.
• Ướp cá cùng tỏi đã băm nhuyễn và gia vị, để 15 - 20 phút.
• Đem cá đã ướp hấp cách thủy.

4. Súp tôm bí đỏ

Cả tôm và bí đỏ đều là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé. Tôm giàu canxi, bí đỏ giàu chất beta carotene, tốt cho hệ miễn dịch, hỗ trợ bé tăng cân nhanh chóng.
Nguyên liệu: 250gr bí đỏ, 180ml sữa tươi không đường, nước dùng, 1 thìa bơ, 6 con tôm, sữa, bơ, kem tươi và rau mùi, hành khô.

Chế biến: 

• Làm sạch tôm, sau đó đem 3 con hấp chín. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem luộc chín. Xay nhuyễn bí đỏ và tôm đã chuẩn bị.
• Phi thơm hành đã băm nhuyễn, xào sơ 3 con tôm còn lại.
• Cho hỗn hợp xay nhuyễn vào nồi nước dùng, chờ sôi cho phần tôm xào vào, thêm sữa, bơ, kem tươi vào đảo đều và nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Với hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, đây chắc chắn sẽ là món ăn giúp bé tăng cân nhanh được bé yêu thích.

5. Sữa đặc trị

Bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi thường có yêu cầu cao về dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cải thiện hệ tiêu hóa và tình trạng ăn uống, giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, bắt kịp đà tăng trưởng. Với công thức được nghiên cứu dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của bé, sữa đặc trị được xem là một trong những giải pháp hỗ trợ tối ưu giúp bé tăng cân nhanh và được các chuyên gia khuyên dùng. 
Có thể bạn quan tâm : https://www.baomoi.com/me-da-biet-nhung-dau-hieu-tre-suy-dinh-duong-thap-coi/c/23720933.epi

Nguyên liệu: 38gr sữa Dielac Grow Plus 2+, 180ml nước ấm (khoảng 500C), dụng cụ pha chế.
Sữa đặc trị là giải pháp cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi

Chế biến:

• Rửa sạch và tiệt trùng các dụng cụ pha chế.
• Rót 180ml nước đã chuẩn bị vào dụng cụ pha chế, cho 38gr sữa (khoảng 6 muống gạt) khuấy đều. Thật đơn giản để có một món ăn giúp bé tăng cân nhanh phải không nào?

Lưu ý: Mẹ nên cho bé dùng hai ly sữa mỗi ngày để phát huy hiệu quả tối ưu.

Chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi được nhiều bà mẹ lựa chọn và xem như một giải pháp hiệu quả giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao nhanh chóng.

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi được nhiều bà mẹ lựa chọn và xem như một giải pháp hiệu quả giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao nhanh chóng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hết sức tỉnh táo khi đưa ra lựa chọn.

Chọn sản phẩm uy tín, xuất xứ rõ ràng

Giữa ma trận sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mẹ cần phải tỉnh táo để chọn đúng sản phẩm uy tín và phù hợp cho trẻ. Thực tế, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh, ảnh hưởng sự phát triển cả thể chất và trí não. Lúc này, việc chọn sai sản phẩm có thể khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, mẹ tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ không rõ ràng. Thay vào đó, mẹ nên chọn sản phẩm từ những thương hiệu, nhà sản xuất uy tín trên thị trường để giúp trẻ nhanh chóng tăng cân, bắt kịp đà tăng trưởng.
Chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 1
Bài viết hay về trẻ bị suy dinh dưỡng : Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

Hiểu rõ thành phần nào trong sữa cần thiết nhất cho trẻ suy dinh dưỡng

Tuỳ vào thể trạng của trẻ mà mẹ nên lựa chọn các loại sữa có chứa thành phần phù hợp. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mẹ có thể ưu tiên sử dụng các loại sữa có chứa đạm Whey – một thành phần giàu Alpha-Lactalbumin với nhiều axit amin thiết yếu và chất béo chuyển hoá nhanh MCT, rất dễ hấp thu, hỗ trợ bé tăng cân tốt. Đồng thời mẹ cũng cần chú ý đến sự phát triển chiều cao của trẻ với hàm lượng Canxi và vitamin D3 trong sữa.
Bên cạnh đó, các loại sữa này cũng chú trọng vào việc giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hoá, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, thành phần của những loại sữa này thường bao gồm vitamin nhóm B hỗ trợ cải thiện tình trạng ăn uống của trẻ cùng những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hoá. Điển hình có thể kể đến chất xơ hoà tan Inulin & FOS cùng chủng lợi khuẩn – men vi sinh – Bifidobacterium, BB-12TM. Bộ đôi này sẽ giúp hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh, từ đó hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Một trong những thành phần nổi bật khác của sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng có thể kể đến sữa non Colostrum. Được ví như vaccine tự nhiên an toàn tuyệt đối , sữa non Colostrum chứa rất nhiều kháng thể, vitamin A, C, D, E và khoáng chất thiết yếu giúp bảo vệ đường ruột trẻ khỏi nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật và khoẻ mạnh hơn.
Chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 2
Sữa non Colostrum tăng cường sức đề kháng giúp quá trình tăng cân và chiều cao ở trẻ trở nên dễ dàng hơn

Giúp trẻ tăng cân nhanh với sữa

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng là giải pháp cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết.
Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động thể chất, cho trẻ ngủ đủ giấc, dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cải thiện cân nặng và bắt kịp đà tăng trưởng. Trong đó, sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng được xem là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết.
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi – chuyện không của riêng ai
Nhịp sống hiện đại bận rộn khiến bố mẹ không đủ thời gian vào bếp kèm theo đó là những thiếu hụt trong kiến thức về dinh dưỡng ở trẻ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất quan trọng cũng như không đáp ứng đủ canxi và vitamin D khuyến nghị. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.
Khi trẻ đã ở ngưỡng suy dinh dưỡng, thấp còi, bác sĩ thường khuyến cáo chế độ dinh dưỡng của trẻ trong các bữa ăn cần được mẹ lưu ý tối đa, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Tuy vậy, các nghiên cứu lâm sàng cho biết: Phải đến 10-15 lần thử đi thử lại một món nào đó, trẻ mới thích ăn món đó. Mẹ hiện đại liệu có đủ thời gian để tập cho trẻ quen dần với các món ăn đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng?
Chị Vũ N.L. Phương (Phú Nhuận, TP.HCM) lo lắng: “Con mình chỉ thích ăn snack và những thứ quà vặt khác, đến bữa ăn chính dù cố ép bé cũng ăn rất ít, mỗi bữa ăn kéo rất dài làm cả mẹ và con đều cùng mệt mỏi”. Đồng quan điểm đó, chị Nguyễn D. Thương (nhân viên marketing, Quận 1) cho rằng: “Thật khó thuyết phục bé ăn những món ăn lành mạnh đủ chất, vì bánh kẹo ăn nghe vui tai, có mùi thơm, mùi vị đa dạng so với việc ăn cơm. Tôi đã áp dụng hết mọi cách giúp bé hứng thú hơn khi ăn uống, nhưng mỗi một bữa ăn của bé thật sự vẫn là một cuộc “vật lộn” của cả nhà, từ ông bà đến bố mẹ”.
Mỗi bữa ăn cho bé là cuộc chiến của cả gia đình.
Giải pháp dinh dưỡng tối ưu 
Dù việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết cho cơ thể nhưng trẻ suy sinh dưỡng, thấp còi lại hay gặp những vấn đề như: Biếng ăn, hấp thu kém, cảm giác không ngon miệng hoặc chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị mất đi ít nhiều trong quá trình chế biến. Vì vậy, sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng được xem là một trong những giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ biếng ăn.
Được đầu tư nghiên cứu dựa trên khẩu phần ăn của 50.000 trẻ em khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, Dielac Grow Plus là sản phẩm đặc chế dành cho trẻ suy dinh dưỡng. Với chứng nhận lâm sàng hiệu quả trên chính em suy dinh dưỡng tại Việt Nam, đây hứa hẹn sẽ là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp bé thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng cân chỉ sau 3 tháng*.
Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng là giải pháp cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết.

Trẻ em ăn gì để tăng cân ?

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân và thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi là vấn đề đầy thách thức mà không phải bậc phụ huynh nào cũng tìm ra được giải pháp vẹn toàn

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân và thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi là vấn đề đầy thách thức mà không phải bậc phụ huynh nào cũng tìm ra được giải pháp vẹn toàn.

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng – Nên “gỡ rối” từ đâu?
Suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng chiều cao và cân nặng, hạn chế khả năng phát triển tối ưu tầm vóc của trẻ. Những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, hệ miễn dịch thường yếu ớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh và dễ nhiễm trùng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ?
Theo chia sẻ từ Tiến sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung ương tại hội thảo chuyên đề “Giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng thấp còi, tăng cân sau 3 tháng” do Hội Nhi Khoa tổ chức, các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ gồm:
- Trong 5 năm đầu đời chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu quá nhiều vi chất cần thiết.
- Khẩu phần ăn chỉ đáp ứng 10,6% nhu cầu bổ sung vitamin D và 60,3% nhu cầu bổ sung Canxi khuyến nghị.
- Hệ tiêu hóa còn non yếu, nhiễm khuẩn, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con.
Qua đó có thể thấy dinh dưỡng là tác nhân hàng đầu khiến trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Vì vậy, để giúp trẻ nhanh chóng tăng cân, thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi, bắt kịp đà tăng trưởng cha mẹ phải bắt tay vào giải đáp câu hỏi: trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?
Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?
Trước tiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý đảm bảo bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm. Các món ăn nên được chế biến đa dạng, hợp khẩu vị và đổi món mỗi ngày, phù hợp với độ tuổi. Khi ăn cần tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho trẻ, tránh tình trạng la mắng ép ăn.
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn là điều quan trọng cần có khi chăm trẻ suy dinh dưỡng
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn là điều quan trọng cần có khi chăm trẻ suy dinh dưỡng
Ngoài ra, mẹ cũng nên thêm vào thực đơn những thực phẩm sẽ giúp mẹ "nhẹ gánh" hơn trong việc lựa chọn thức ăn giàu năng lượng cho bé yêu của mình như gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng,…
Đừng cho bé quá kiêng khem dầu, mỡ vì đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, đồng thời giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K... Cần bổ sung thêm các loại rau xanh và quả chín vì chúng cung cấp khoáng chất và vitamin, các chế phẩm từ sữa và sữa bột giàu năng lượng.
Giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp bé tăng cân khỏe mạnh
Dù câu hỏi trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân đã có lời giải đáp, thế nhưng nếu trẻ kén ăn, biếng ăn và hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, khó hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì việc giúp trẻ tăng cân chưa chắc đã có hiệu quả như mong muốn.
Vì vậy, để trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng, bắt kịp đà tăng trưởng của các bạn cùng trang lứa, các bậc phụ huynh cần một giải pháp dinh dưỡng tối ưu hơn. Các sản phẩm đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là một lựa chọn sáng giá, giúp trả lời câu hỏi: “trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?”
Sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng là một trong những giải pháp dinh dưỡng tối ưu

Chế độ ăn cho trẻ mọc răng biếng ăn?

Trẻ mọc răng biếng ăn luôn khiến bố mẹ đau đầu. Mẹ không biết cho trẻ ăn gì trong giai đoạn này để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp trẻ ngon miệng hơn.
Trẻ mọc răng biếng ăn luôn khiến bố mẹ đau đầu. Mẹ không biết cho trẻ ăn gì trong giai đoạn này để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp trẻ ngon miệng hơn.
tre moc rang thuong bieng an Chế độ ăn cho trẻ mọc răng biếng ăn?
Trẻ mọc răng biếng ăn khiến bố mẹ lo lắng

Mọc răng khiến trẻ biếng ăn - Giải pháp là gì?

Bước vào tháng thứ 6, bé bắt đầu mọc răng nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sẽ mọc sớm hơn vào tháng thứ 5 hoặc muộn hơn vào tháng thứ 7,8. Trong giai đoạn mọc răng trẻ sẽ rất khó chịu bởi một số rắc rối như: chảy nước dãi, ho, ngứa lợi, mệt mỏi,…Biếng ăn là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ mọc răng. Mọc răng khiến lợi của trẻ bị sưng, bị đau nên trẻ không muốn ăn uống gì, thậm chí là bỏ bữa. Vậy nên, khi trẻ mọc răng, để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng,  mẹ cần đầu tư kỹ càng vào chế độ ăn uống của trẻ.

Các loại thực phẩm phù hợp với trẻ trong giai đoạn mọc răng

Trong giai đoạn này, các loại thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Ngoài ra mẹ lưu ý:
- Nếu sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thì mẹ chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ.
- Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cháo xay nhuyễn trộn sữa, nước hoa quả, …là lựa chọn để mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé.
- Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi, vì vậy, trẻ thường hay cho bất kì vật gì vào miệng để cắn, bà mẹ nên cắt các loại rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh… thành hình khối khác nhau cho trẻ chơi và nếu trẻ muốn cho vào miệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé.
- Khi trẻ đã mọc răng hàm thì bà mẹ không nên cứ xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, nên thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt… Tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, khi biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hoá chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng. Một điều quan trọng là động tác nhai giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp để khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.
me nen chon thuc pham mem cho be4 Chế độ ăn cho trẻ mọc răng biếng ăn?
Mẹ nên chọn những thực phẩm mềm khi bé mọc răng
Bên cạnh đó trong quá trình trẻ mọc răng mẹ nên tích cực nói chuyện hoặc chơi với trẻ có thể quên đi những khó chịu hoặc những cơn đau của việc mọc răng.
Bố mẹ hãy kiên trì cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sẽ nhanh chóng qua thôi mẹ nhé và mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì con mình đang lớn khôn từng ngày.

Trẻ chậm tăng cân do kém hấp thu dưỡng chất

Kém hấp thu các chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều, ăn mãi mà không tăng cân.
Kém hấp thu các chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều, ăn mãi mà không tăng cân. Tại sao trẻ biếng ăn và giải pháp cho trẻ biếng ăn nào khắc phục cho việc trẻ kém hấp thu dưỡng chất?
tre kem hap thu duong chat3 Trẻ chậm tăng cân do kém hấp thu dưỡng chất
Kém hấp thu dưỡng chất là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

1. Những biểu hiện cho thấy trẻ kém hấp thu dưỡng chất

Mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu sau:
- Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.
- Trẻ biếng ăn, sút cân, hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân
- Trẻ mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc
- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.
Rất nhiều mẹ nhẫm lẫn các dấu hiệu này với các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy mẹ cần phải chú ý và đưa bé đi khám để được sự tư vấn tốt.

2. Tại sao trẻ lại rơi vào tình trạng kém hấp thu dưỡng chất?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do bố mẹ cho bé ăn không đúng cách, ăn quá sớm hoặc quá muộn. Bữa ăn của trẻ không cân đối, không đảm bảo dinh dưỡng, không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Do trẻ bị suy dinh dưỡng.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết như kẽm, selen khiến cho việc hấp thu các dưỡng chất bị kìm hãm.

3. Hậu quả của việc kém hấp thu dinh dưỡng

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng thường rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống. Tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương và dễ mắc các loại bệnh do suy giảm miễn dịch.

4. Các giải pháp để trẻ hấp thu dưỡng chất dễ hơn

Để cải thiện tình trạng kém hấp thu của trẻ, bố mẹ nên lưu ý một vài điểm sau:
Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ, cân đối các chất đạm, béo, đường bột, rau xanh… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó tiêu hóa, hấp thu hết.
Ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngàyvà đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.
Không cho trẻ ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột loãng, còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Còn trẻ 10 tháng thì bên cạnh sữa mẹ, chỉ nên ăn ngày 3 lần cháo, mỗi bữa 2/3 bát con.

Kỹ thuật đánh bài Liêng được nhà cái tiết lộ

  Hiện nay, bài liêng là một trong những game bài được rất nhiều người yêu thích. Phổ biến là vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bài ...